[Series: Động cơ mô tô PKL]Phần 1: Động cơ thẳng hàng

Chào các bạn, trong bài viết này tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số loại động cơ được dùng trong xe mô tô PKL.

Động cơ là linh hồn là trái tim của xe máy nói chung, nếu không nó xe máy chỉ còn là khối sắt vụn mang hình dáng 1 chiếc xe mà thôi. Động cơ đốt trong đầu tiên ra đời năm 1860 do kỹ sư người Pháp Etienne Lenoir chế tạo. Nó biến đổi chuyển động tịnh tiến của pittông có được nhờ đốt cháy nguyên liệu khí đốt trong buồng đốt thành chuyển động quay của bánh xe. Chính vì thiết kế đó nó có tên là động cơ đốt trong.

Trải qua nhiều thập kỉ cùng với tiến bộ vượt bậc của ngành cơ khí, con người dần hoàn thiện các phiên bản động cơ. Nếu ta phân loại theo nguyên lý hoạt động có 2 loại:

1. Động cơ 4 thì

2. Động cơ 2 thì

Nếu phân loại theo số lượng xy-lanh ta có:

1. Động cơ xy-lanh đơn

2. Động cơ nhiều xy-lanh và theo cách bố trí xy-lanh lại chia ra động cơ thẳng hàng song song, động cơ chữ V (V-Twin), động cơ nằm ngang (boxer).

Tại sao ta không sử dụng loại động cơ một hoặc 2 xy-lanh cho tiết kiệm chi phí chế  tạo, vận hành, dễ thiết kế, giảm trọng lượng xe mà phải chế tạo loại có nhiều xy-lanh? Đơn giản bởi vì tùy mục đích sử dụng ta phải chọn loại động cơ phù hợp. Đối với loại 1 hoặc 2 xy-lanh, động cơ tạo ra nhiều mô-men xoắn ở số vòng quay thấp. Điều này rất có lợi trong trường hợp xe di chuyển trên địa hình gồ ghề, đường núi, dốc, địa hình phức tạp. Đối với động cơ nhiều xy-lanh cho ưu điểm tạo được nhiều mã lực cần thiết cho xe di chuyển ở tốc độ cao thích hợp cho đường trường.

8nEDnFg

Động cơ 4 thì

Pittông hoạt động theo 4 chu kỳ: nạp –  nén – nổ – xả bạn click vào đây để tham khảo thêm.

Trong kiểu động cơ 4 thì, ta có các loại động cơ: Xy-lanh đơn, động cơ thẳng hàng, động cơ chữ V, động cơ ngang.

Suzuki DRZ400 là loại off-road trang bị động cơ 1 xy-lanh (đơn)

Động cơ xy-lanh đơn

Ưu điểm: đơn giản vì chỉ gồm 1 pittông, 1 xy-lanh, 1 bộ  đánh lửa (bugi), rất dễ bảo dưỡng sữa chữa và rất rẻ. Nó tạo ra nhiều mô-men xoắn ở vòng tua thấp nên thích hợp gắn trên các xe địa hình như Dual-Sports, Dirt Bikes, Motocross.

Nhược điểm: vòng tua máy thấp nên không tạo nhiều mã lực, tốc độ tối đa không cao. Khi vận hành sẽ tạo ra độ rung cao không tiện nghi nếu gắn trên các xe đường trường.

Honda CB500 trang bị động cơ 2 xy-lanh

Động cơ thẳng hàng (in-line)

Trong động cơ thẳng hàng lại chia ra các loại khác nhau tùy theo số lượng xy-lanh từ 2 đến 6 xy lanh.

Động cơ 2 xy-lanh hay còn gọi là động cơ “2 máy”: có 2 xy-lanh bố trí song song, chu kỳ của pittông có thể lệch nhau 360 độ (cả 2 cùng lên hoặc xuống) hoặc 180 độ (1 lên và 1 xuống).

Ưu điểm: động cơ 2 xy-lanh cho mô-men xoắn giống như động cơ xy-lanh đơn nhưng cho số vòng quay tua máy gần gấp đôi và mã lực, tốc độ tối đa cũng cao hơn nhưng lại ít rung hơn.

Khuyết điểm: tuy có 2 xy-lanh nhưng khi hoạt động vẫn có độ rung cao, vòng tua máy, mã lực và tốc độ tối đa thấp.

Yamaha XS850 “ba máy”

Động cơ 3 xy-lanh hay còn gọi là động cơ “3 máy”: có 3 xy-lanh bố trí song song.

Ưu điểm: trọng lượng tương đối nhẹ, cho nhiều mô-men xoắn nếu so với loại 4 xy-lanh, cho nhiều mã lực, tốc độ tối đa, vận hành êm hơn so với loại 2 xy-lanh.

Khuyết điểm: do đặc tính “nữa nạc nữa mỡ” nên hiện tại ít có loại xe nào trang bị loại động cơ này.

Honda CB1100 “4 máy” 😀

Động cơ 4 xy-lanh hay còn gọi “4 máy”: có 4 xy-lanh bố trí song song.

Ưu điểm: sức mạnh động cơ vượt trội cho nhiều mã lực và tốc độ tối đa, tuy cho mô-men xoắn thấp nhưng phù hợp với đường phố hiện đại, giá thành không quá cao. Chính vì các ưu điểm đó động cơ 4 xy-lanh rất phổ biến ở các loại mô tô PKL.

Khuyết điêm: khi vận hành vẫn chưa êm hơn, mô-men xoắn thấp.

Honda CBX với khối động cơ “6 máy” quá cồng kềnh o.O

Không có loại động cơ 5 xy-lanh mà có loại động cơ 6 xy-lanh: có 6 xy-lanh bố trí song song, là loại động cơ có thiết kế phức tạp được sản xuất từ những năm 70, 80. Dung tích động cơ trên 1000 cc.

Ưu điêm: Do được bố trì nhiều xy-lanh nên khi vận hành rất êm ái, cho mã lực, tốc độ tối đa cao.

Khuyết điểm: trọng lượng quá nặng, nhiều chi tiết, phức tạp trong thiết kế và giá thành quá cao. Do đó, chỉ có một số mẫu xe được trang bị.

 Phần 2

Phần 3