[Series: Động cơ mô tô PKL]Phần 3: Động cơ V hai hoặc nhiều xy-lanh

Gottlieb Daimler (1834-1900)

Động cơ chữ V hay Vee là loại động cơ đốt trong dùng cách bố trí các xy-lanh theo một góc lệch nào đó. Nếu nhìn theo mặt cắt ngang của trục khuỷu, các xy-lanh sẽ tạo nên hình chữ V.

Động cơ V đầu tiên là loại 2 xy-lanh hay còn gọi là V-Twin hoặc V2 được thiết kế và chế tạo bởi hai kỹ sư cơ khí Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach. Thiết kết chữ V ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của động cơ thẳng hàng (in-line). Các động cơ V có nhiều ưu điểm như: chiều rộng nhỏ dễ dàng lắp đặt trên các khung xe hẹp, thiết kế đơn giản, cho mô-men xoắn cao cũng như vòng tua máy cao. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một số khuyết điểm như: cho mã lực thấp, tốc độ tối đa không cao nếu so sánh với các động cơ in-line có ba xy-lanh trở lên.

 

 

Motor-Blk-Bkgrnd-597K

Harley V-Rod sử dụng động cơ V2

Góc mở của động cơ V

Góc mở V sẽ quyết định độ rung khi động cơ hoạt động. Các động cơ có góc mở 90 độ sẽ cân bằng hơn tức sẽ tạo ra độ rung ít nhất – đó là trên lý thuyết. Trong thực tế, độ rung còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng xy-lanh do đó trong một số trường hợp nhà sản xuất sẽ lắp thêm các bộ cân bằng.

Động cơ V4 kế thừa và phát huy những ưu điểm của động cơ V2. Động cơ V4 chủ yếu được lắp vào các dòng xe cruiser, muscle, touring dung tích trên 750cc. V4 được sản xuất từ những năm 80 và có nhiều ưu điểm vượt trội so với động cơ in-line 4/6 xy-lanh và động cơ boxer.

Yamaha V-Max với động cơ V4

Tổng kết: Sau ba bài giới thiệu các loại động cơ có trong xe máy PKL, tôi mong rằng các bạn có thể hiểu đôi nét về ưu điểm nhược điểm của từng loại động cơ.

[Series: Động cơ mô tô PKL]Phần 1: Động cơ thẳng hàng

[Series: Động cơ mô tô PKL]Phần 2: Động cơ phẳng, động cơ boxer hai hay nhiều xy-lanh