Ý nghĩa, lịch sử logo Starbucks

Có khi nào bạn nhìn logo Starbucks và tự hỏi nó có ý nghĩa gì? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau:

Starbucks là thương hiệu Cafe có lịch sử phát triển lâu đời, trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình Starbucks đã có không ít lần thay đổi mẫu logo để phù hợp với hoàn cảnh mới. Vào thị trường Việt Nam vào 2/2013, Starbucks của Mỹ tạo nên 1 phong cách thưởng thức cafe mới trong đời sống của người Việt.

Lịch sử thiết kế logo Starbucks

Thiết kế logo Starbucks  đầu tiên được Starbucks sử dụng năm 1971 là hình nàng tiên cá với 2 chiếc đuôi, sử dụng 2 màu là nâu và trắng.

Năm 1987 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong Thiết kế logo Starbucks khi thương hiệu này sử dụng màu mới trong thiết kế logo của mình: Xanh, đen và trắng thay vì trắng và nâu như trước kia. Hình ảnh nàng tiên cá cũng tế nhị và kín đáo hơn khi phần tóc dài đã được thiết kế để che đi phần ngực ở đằng trước. Đường nét trong Thiết kế logo Starbucks cũng trở nên đơn giản, ít chi tiết rườm ra hơn so với mẫu thiết kế cũ.

Năm 1992, logo Starbucks lại 1 lần nữa thay đổi, tuy nhiên lần thay đổi này không tạo ra sự khác biệt quá lớn. Với logo được thiết kế lại vào năm 1992, hình ảnh biểu tượng nàng tiên cá được zoom vào cận mặt hơn, phần 2 chiếc đuôi cá bị đơn giản hóa, cắt bớt so với mẫu logo năm 1987.

Năm 2011, với mục đích đơn giản hết mức có thể biểu tượng logo Starbucks của mình nhằm phù hợp với thời đại mới, Starbucks đã lược bỏ toàn bộ phần chữ tên thương hiệu và hình ảnh ngôi sao trang trí, chỉ giữ lại hình ảnh biểu tượng cốt lõi là nàng tiên cá. Màu sắc của thiết kế logo Starbucks mới giờ đây chỉ còn lại 2 màu trắng và xanh lá cây.
Có thể thấy rằng, việc trung thành với 1 mẫu logo có thể giúp bạn xây dựng được 1 hình ảnh thương hiệu thống nhất, xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Ý nghĩa thiết kế logo Cafe Starbucks mới nhất:

Phát biểu chính thức của Starbucks về logo mới nhấn mạnh hình ảnh người cá:

“Cải tiến mới này của chúng tôi giúp giải phóng hình ảnh nàng mỹ nhân ngư khỏi chiếc vòng giới hạn bên ngoài, biến nàng thành hình ảnh khuông mặt chân thật và niềm nở của chính Starbucks. Nàng đã được giải phóng, cùng chia sẻ các mẫu chuyện của chúng ta, mời mọc chúng ta cùng khám phá, cùng khám phá những điều mới mẻ và để mọi người kết nối với nhau. Và vẫn như trước giờ, cô ấy khuyến khích tất cả chúng ta tìm đến những điều mới mẻ. Dẫu sao thì, ai có thể cưỡng lại cô ấy chứ?”

Một trong những điểm đáng nhớ nhất của thương hiệu Starbucks chính là sự kết hợp giữ hai màu sắc xanh và đen và giờ thì nó đã bị lược bỏ đi chỉ vì một mớ tầm xàm bá láp như là “cùng chia sẻ các mẩu chuyện của chúng ta”? Nhân tiện thì, đó là một câu nhắc khéo tới chiến dịch “Chia sẻ các câu chuyện của nhau” mà họ đang thực hiện, chiến dịch này đã sáng tác ra những câu chuyện ấm lòng nhưng vô nghĩa (từ quan điểm của một thương hiệu) như sau:

Không có bằng chứng nào về sự quan trọng của hai màu đen xanh này đối với Starbuck có thể rõ ràng hơn những logo nhái được sử dụng trên khắp thế giới. Các logo này tìm cách “bắt chước” thương hiệu nổi tiếng trên bằng các kết hợp theo một cách nào đó giữa hình tròn, màu xanh và màu đen. Kể các nhà hoạt động xã hội cũng cho rằng hai màu đen và xanh kết hợp chính là trọng tâm của thương hiệu và đã nhấn mạnh vào đểim này trong các hoạt động phản-đối-Starbucks của mình:

Màu đen đã trở thành một phần hết sức quan trọng trọng việc nhận diện hình ảnh của Starbucks thì tại sao họ lại có thể lược bỏ đi một phần hết sức quan trọng trong logo thương hiệu mà họ phải mất hai thập kỷ để xây dựng nên như vậy? Tại sao loại bỏ hai màu sắc và giá trị tài sản thương hiệu mà rất khó khăn mới có được? Trừ khi nó đang khôn khéo xây dựng hình ảnh mình là một thương hiệu xanh?

Dĩ nhiên là phản ứng đầu tiên của con người là luôn thích những cái đã quen thuộc và tin tưởng hơn. Như AP lưu ý, đây là “phiên bản thứ tư của logo Starbucks kể từ khi công ty này lần đầu thành lập là một quán café, trà và gia vị nhỏ ở Seattle hồi 1971. Bản thay đổi đầu tiên là vào năm 1987, biến đổi hình ảnh nàng tiên cá ngực trần màu nâu sang một phiên bản phong cách – và e lệ hơn – màu xanh lá, vào thời điểm đó công ty cũng đang bắt đầu bành trướng. Hình ảnh này được cải tiến hơn nữa trong những năm 1990 khi công ty này bắt đầu tiến ra với công chúng và sức tăng trưởng tăng vượt bậc”.

Bên cạnh việc đơn giản hoá dấu hiệu của mình và đưa hình ảnh gương mặt ra rõ ràng hơn, thương hiệu này cũng đang bắt đầu cắt bỏ một số phần khác. Họ đang loại bỏ những chiếc cốc lùn và tung ra những chiếc cốc sứ (theo Guardian) cùng với hình ảnh mới của mình vào dịp sinh nhật hồi tháng ba, một động thái nghiêng về hướng tinh tế hơn như đã được dự đoán trước vào cuối năm ngoái.

CEO của Starbucks, Howard Schult, nhận biết được những nguy cơ trong việc thay đổi một trong những logo được biết đến nhiều nhất trên thế giới, ông đã phát biểu với AP là thương hiệu này “đang nối bước các công ty như Nike Inc. và Apple Inc. trong việc bỏ bớt phần chữ trong logo của mình. Và họ cũng thường xuyên theo dõi những sai phạm của các thương hiệu khác như ví dụ của Gap Inc. tung ra logo mới hồi tháng 10 nhưng sau đó đã phải lập tức rút lại do gặp phải sự phê bình khắc nghiệt của khách hàng và các tổ chức khác”.

AP nói thêm: “Starbucks cũng đang trông đợi vào những thay đổi mới sắp tới với bảng hiệu mới của mình. Họ đang thử nghiệm hệ thống cho phép khách hàng đặt hàng và trả tiền café thông qua điện thoại di động. Họ đang tìm cách để tặng điểm cho các khách hàng có thẻ thành viên có thể nhận được điểm thưởng dù là họ mua café ở các cửa hàng tạp hoá hay những cửa hàng khác. Và họ cũng đang cân nhắc việc bán bia và rượu vào buổi tối tại một vài cửa hàng của mình. Starbucks cũng tiết lộ rằng họ đang trông đợi các cơ hội kinh doanh thực phẩm mới, mặc dù các thành viên chính thức của công ty vẫn chưa công bố thông tin chi tiết”.
Starbucks rõ ràng là đang chuẩn bị vài lời giải thích dành cho khách hàng. Schultz phát hoạ những lý do căn bản của công ty về logo hiện tại trong một bài blog và đoạn video ở trên, bên cạnh đó, phần Các câu hỏi thường gặp về “sự phát triển của công ty” cùng với một bài blog khác cũng thêm phần nói về lịch sử và ý nghĩa của hình ảnh nàng tiên cá đối với thương hiệu có ý nghĩa ra sao.

Các bình luận gửi đến blog của Schult và bài phản hồi trên Facebook của công ty hầu hết đều nghiêng về phía logo hiện tại, nhưng chúng tôi cũng rất quan tâm đến các bạn nghĩ như thế nào: liệu logo mới là một con mắt bầm đen, hay là một bước cải tiến thông minh khi nhãn hàng này đang bước vào tuổi 40?

Sự thay đổi thiết kế logo Starbucks phù hợp với từng giai đoạn phát triển là yếu tố giúp thương hiệu Cafe này có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Tháng 2 năm 2013, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam và lập tức trở thành cơn sốt trong giới trẻ. Mọi người chen chân xếp hàng dài chỉ để mua một cốc cafe có giá lên đến 100.000 VND và check-in !?

Nguồn: logostyle.vn